Cloudification – Con đường ‘LÊN MÂY’ cùng Viettel IDC

Viettel Cloud
15 Tháng M. một, 2022 Tác giả: Lượt xem: 171

Có thể nói, Cloud đã và đang mở ra con đường cho doanh nghiệp, tổ chức thực hiện những cuộc cách mạng hoá nhằm cải tiến quy trình quản lý IT, ứng dụng và mô hình sản xuất kinh doanh ngày một hiệu quả.
Cloud với khả năng tự động hóa vốn có giúp tăng tính hiệu quả, giảm chi phí trong quản lý. Các hoạt động quản lí gồm:

- Hoạt động quản lý bằng con người: định kỳ thực hiện thông qua checklist và hướng dẫn.
- Hoạt động quản lý Hybrid: sử dụng các hệ thống giám sát tự động kết hợp định nghĩa các tham số để hệ thống thông báo xử lý sự cố khi xảy ra.
- Hoạt động quản lý tự động: sử dụng các hệ thống giám sát và ra quyết định tự động dựa trên phân tích, sử dụng công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo.

Hiện nay, việc chuyển ứng dụng lên Cloud là một trong nhưng yêu cầu có độ ưu tiên cao nhất. Vậy làm thế nào để việc chuyển đổi được thực hiện bài bản, có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, vận hành tốt nhất? Bài viết trình bày các kinh nghiệm thực tế về quá trình “lên mây” – còn gọi là Cloudification.

Nhìn từ góc nhìn nhà đầu tư, Cloudification thực tế mang lại nhiều hạn chế và rủi ro hơn là lợi ích. Xác định được yếu tố đảm bảo cho dự án Cloudification thành công và phương án để biến các yếu tố đó thành hiện thực là cách để bắt đầu. Ba yếu tố then chốt gồm:

  • Tính hiệu quả: tối ưu chi phí, thời gian và nguồn lực sử dụng trong dự án;
  • Tính an toàn: giảm thiểu tối đa rủi ro có thể diễn ra trong dự án;
  • Khả năng quản lý: dự doán và kiểm soát chặt chẽ thời gian, ngân sách và nguồn lực.

Mô hình Migration Factory được xây dựng nhằm giải quyết các thách thức trên và đã được áp dụng thành công cho nhiều khách hàng trong nhiều năm qua.

Hình 1 – Migration Factory và ba bước cơ bản “lên mây”.

Bắt đầu cẩn trọng với Cloud assessment

Cloud assessment giúp định nghĩa chiến lược, giải pháp và lộ trình để chuyển đổi lên Cloud với chi phí và nguồn lực hợp lí. Bốn bước trong Cloud assessment bao gồm:

  • Đánh giá thực trạng của landscape hiện tại như bugs và backlogs đang có, network design, security policy, development, deployment process.
  • Thu thập yêu cầu trong và sau khi thực hiện migration như yêu cầu về data protection, cách thức quản lý, tối ưu tài chính.
  • Đánh giá về khoảng cách giữa thực trạng và mong muốn.
  • Đưa ra giải pháp để thực hiện chuyển đổi gồm giải pháp kỹ thuật, chi phí, công cụ và cách thức vận hành sau khi chuyển đổi.

Cloud assessment giúp đánh giá toàn diện trên 3 yếu tố tài chính, kỹ thuật và quản trị dựa trên 5 con đường (5RE) có thể đưa ứng dụng lên Cloud.

Hình 2 – 5RE – 5 con đường lên Cloud.

Triển khai hiệu quả với Cloudification

Cloudification trong mô hình Migration Factory là một quy trình chặt chẽ bao gồm: lên kế hoạch, lựa chọn nguồn lực phù hợp, đánh giá yêu cầu và giải pháp, thực hiện kiểm thử và điều chỉnh giải pháp, lựa chọn tool, thực hiện migration, thực hiện cutover. Quá trình cutover là quan trọng nhất nhằm đảm bảo việc chuyển tải sử dụng từ môi trường cũ sang môi trường mới diễn ra suôn sẻ. Nhiều phương án trong đó có giải pháp cho failback (chuyển ứng dụng quay lai môi trường cũ) cần được chuẩn bị kỹ càng.

Việc dùng tool là tối quan trọng nhằm giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian và đặc biệt là giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh. Nhà cung cấp đã xây dựng Cloudification Suite, trong đó Cloudification Orchestration là trái tim của bộ tool này, để thực hiện những công việc sau:

  • Quản lý toàn bộ môi trường migration.
  • Đơn giản hóa hoạt động migration thông qua việc định nghĩa các bước thực hiện cũng như pipeline cho từng ứng dụng hay nhóm ứng dụng.
  • Cung cấp giao diện thân thiện cho việc quản lý dự án.

Quản lý tối ưu với Cloud managed

Cloud tạo ra sự khác biệt lớn so với mô hình data center truyền thống, vì vậy việc quản lý Cloud và các ứng dụng triển khai trên Cloud cũng có sự khác biệt. Cloud và Something as a service (XaaS) xóa đi ranh giới của hạ tầng và ứng dụng, chỉ cần một nhóm duy nhất để thực hiện quản lý toàn bộ từ hạ tầng, bảo mật cho tới ứng dụng.

Cloud chuyển mô hình quản lý và chi tiêu tài chính từ CAPEX (Capital Expense) sang OPEX (Operational Expense). Với các cơ chế tagging, tổ chức resource hoặc account theo nhóm sẽ cung cấp một cơ chế tốt để kiểm soát chi phí cho từng loại service, cost center cho tới từng cá nhân một cách hiệu quả. Cloud cũng mở ra cơ hội để tối ưu hóa chi phí sử dụng và vận hành toàn bộ các ứng dụng và hạ tầng. Nhà cung cấp đã xây dựng 7L framework để hỗ trợ khách hàng thực hiện tối ưu chi phí.

 

7L framework – tối ưu chi phí sử dụng Cloud

Cloud với khả năng tự động hóa vốn có giúp tăng tính hiệu quả, giảm chi phí trong quản lý. Các hoạt động quản lí gồm:

  • Hoạt động quản lý bằng con người: định kỳ thực hiện thông qua checklist và hướng dẫn.
  • Hoạt động quản lý Hybrid: sử dụng các hệ thống giám sát tự động kết hợp định nghĩa các tham số để hệ thống thông báo xử lý sự cố khi xảy ra.
  • Hoạt động quản lý tự động: sử dụng các hệ thống giám sát và ra quyết định tự động dựa trên phân tích, sử dụng công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo.

Thêm vào đó, Nhà cung cấp đồng thời phát triển và cung cấp giải pháp Cloud Director Portal hướng tới những người dùng phổ thông không có kiến thức sâu về Cloud như quản trị hệ thống có thể dễ dàng sử dụng cho công việc hàng ngày.

 
 

 

 

Cloud Director Portal

Có thể nói, Cloud đã và đang mở ra con đường cho doanh nghiệp, tổ chức thực hiện những cuộc cách mạng hoá nhằm cải tiến quy trình quản lý IT, ứng dụng và mô hình sản xuất kinh doanh ngày một hiệu quả.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nhắn Zalo
Nhắn Zalo
Nhận ưu đãi
(+84) 36 965 7724
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây