Cơ sở hạ tầng máy tính ảo (VDI) hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, nhằm lưu trữ các môi trường máy tính để bạn tại một máy chủ trung tâm nhất định. Bạn cũng có thể hiểu, đây là một giải pháp về ảo hóa máy tính để bàn, giúp phục vụ các công việc liên quan đến “work from home”. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cơ sở hạ tầng máy tính ảo này nhé!
Trước hết, Viettel IDC sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm, cơ sở hạ tầng máy tính ảo là gì nhé. Cơ sở hạ tầng máy tính ảo (VDI - viết tắt của Virtual Desktop Infrastructure) là một giải pháp liên quan đến việc ảo hóa hệ thống hạ tầng của máy tính. Trong hệ thống này, tất cả các máy tính được đăng ký trong hệ thống VDI của tổ chức hoặc doanh nghiệp đều là máy ảo, xây dựng dựa trên một máy chủ vật lý thực.
Nếu bạn cần sử dụng đến các máy tính ảo này, bạn cần phải chuẩn bị một thiết bị để truy cập vào máy tính ảo, hay còn được gọi với cái tên là thiết bị đầu cuối (Client). Các client này sẽ truy cập và kết nối vào với máy chủ, thông qua các giao thức hỗ trợ hiển thị từ xa được hoạt động dựa trên các loại mạng như mạng LAN, 3G hoặc là mạng WAN, tùy vào đơn vị cung cấp và người sử dụng.
Các máy tính ảo trong dịch vụ Virtual Desktop Infrastructure có thể là một loại máy trạm hoặc là một máy tính cá nhân đều được, trong đó các hệ điều hành hoặc phần cứng đều đã được cấu hình sẵn tương tự như với một máy chủ vật lý thực. Tùy theo mục đích cũng như nhu cầu sử dụng của người dùng, chúng ta có thể nâng cấp, tùy biến cấu hình một cách dễ dàng mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức.
Với các máy tính ảo này, người dùng có thể truy cập vào máy tính của mình tại mọi lúc mọi nơi, trong khi dữ liệu của hệ thống đều sẽ chỉ lưu tại 1 vị trí nhất định, giúp tăng tính bảo mật cho dữ liệu thông tin.
Các nền tảng cơ sở hạ tầng máy tính ảo sẽ giúp người dùng có thể truy cập vào máy tính vật lý một cách an toàn, dễ dàng mà không nhất thiết cần phải có thiết bị phần cứng cụ thể. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn rất nhiều trong các trường hợp phải làm việc từ xa thường xuyên, hoặc khi đi công tác,... chúng ta không cần phải mang theo máy tính tại công ty nữa.
Ngoài ra, các nền tảng dịch vụ cơ sở hạ tầng máy tính ảo được phát triển bởi các giải pháp hỗ trợ chỉ đăng nhập 1 lần, giúp việc đăng nhập của bạn vào máy tính ảo được đơn giản hơn. Đồng thời, các máy tính ảo cũng được khởi chạy cùng một lúc với các ứng dụng về đám mây, Website hoặc là các thiết bị di động khác, giúp hỗ trợ cho công việc và quy trình làm việc của nhân viên được tối ưu hơn, nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
Có lẽ không cần phải nói rõ, thì bạn cũng hiểu về lợi ích của việc tích hợp nền tảng đám mây vào công việc rồi phải không? Việc thống nhất không gian làm việc trên nền tảng Cloud (đám mây) giúp các nhân viên có thể dễ dàng triển khai công việc và tăng năng suất, đồng thời hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cũng có thể tránh được các rủi ro liên quan đến việc đăng nhập trái phép vào hệ thống từ người lạ.
Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu rằng, Virtual Desktop Infrastructure đã tạo ra một môi trường làm việc bảo mật, an toàn và đồng thời giúp tăng năng suất, mang lại nhiều tính năng và sự ưu việt hơn cho nhân viên của công ty. Có nhiều người lựa chọn sử dụng nền tảng cơ sở hạ tầng máy tính ảo vì chúng có tính bảo mật cao hơn nhiều lần so với các hệ thống thông thường. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào hình thức triển khai và nhà cung cấp dịch vụ mà các doanh nghiệp lựa chọn.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ bảo mật tại Viettel-IDC như: Cloud Server, Data Center, SOC, Pentest, WAF, Cloud Firewall. Vui lòng liên hệ đến Viettel-IDC:
- Hotline: 036.965.7724
- Website: https://viettel-idc.com.vn
Viettel-IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.