Top 10 Xu hướng điện toán đám mây bạn cần biết trong năm 2024

The 10 Biggest Cloud Computing Trends In 2024
16 Tháng Hai, 2024 Tác giả: Lượt xem: 441

Trong năm 2024, các doanh nghiệp sẽ hướng tới việc tìm kiếm những giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí từ hạ tầng đám mây. Các ứng dụng mới liên tục xuất hiện trên nhiều ngành công nghiệp cho thấy rằng công nghệ điện toán đám mây sẽ trở thành chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống linh hoạt và hiệu quả hơn.

Với xu hướng tăng lên này, nhiều doanh nghiệp sẽ đối mặt với những thách thức xoay quanh vấn đề an ninh và bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên, các mô hình hạ tầng mới như Hybrid cloud, federated cloud sẽ cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp tốt nhất từ mọi khía cạnh giúp phá vỡ các rào cản này.

Dự kiến chi phí cho cơ sở hạ tầng đám mây của các doanh nghiệp sẽ vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2024 trên toàn thế giới. Điều này được thúc đẩy bởi những yếu tố như nhu cầu ngày càng tăng về việc áp dụng các nền tảng mới và các dịch vụ theo mô hình as-a-service, đặc biệt là các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong năm 2024, các doanh nghiệp sẽ hướng tới việc tìm kiếm những giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí từ hạ tầng đám mây. Các ứng dụng mới liên tục xuất hiện trên nhiều ngành công nghiệp cho thấy rằng công nghệ điện toán đám mây sẽ trở thành chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống linh hoạt và hiệu quả hơn.

Với xu hướng tăng lên này, nhiều doanh nghiệp sẽ đối mặt với những thách thức xoay quanh vấn đề an ninh và bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên, các mô hình hạ tầng mới như Hybrid cloud, federated cloud sẽ cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp tốt nhất từ mọi khía cạnh giúp phá vỡ các rào cản này.

Năm 2024, hạ tầng đám mây hứa hẹn là động lực chính cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Dưới đây là 10 xu hướng đáng chú ý mà Viettel IDC tổng hợp đã và đang định hình lĩnh vực điện toán đám mây trong năm 2024.

1. AI-as-a-Service (AIaaS)

Hạ tầng điện toán đám mây đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng quyền tiếp cận với trí tuệ nhân tạo (AI), mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kỳ vọng. Các mô hình AI như mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của Chat GPT đều đòi hỏi một lượng dữ liệu và công suất lớn để huấn luyện các thuật toán. Và hầu hết doanh nghiệp đều thiếu nguồn lực để thực hiện điều này một cách độc lập, việc sử dụng AI-as-a-Service (AIaaS) thông qua các nền tảng đám mây cho phép họ tận dụng tiềm năng của công nghệ tối ưu nguồn lực và tập trung vào các mục tiêu khác để phát triển kinh doanh.

What is Artificial Intelligence as a Service (AIaaS) in the Tech Industry? - GeeksforGeeks

2. Hybrid và Multi-Cloud

Dự kiến tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp lớn sẽ chuyển sang sử dụng đám mây đa nền tảng (dịch vụ của nhiều nhà cung cấp đám mây khác nhau) đạt từ 76% đến 85% vào năm 2024. Các giải pháp Multi và Hybrid Cloud (kết hợp dịch vụ đám mây với cơ sở hạ tầng on-premises) giúp doanh nghiệp tối ưu kinh doanh sẽ ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn mô hình này để đạt được sự cân bằng giữa bảo mật và sự linh hoạt trong vận hành hệ thống, cho phép họ lựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu.

>>> Xem thêm dịch vụ Viettel Hybrid Cloud

Multi Cloud -

3. Hạ tầng đám mây theo thời gian thực

Trong năm 2024, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên việc tận dụng dữ liệu theo thời gian thực để có cái nhìn chi tiết, sát với thực tế và có những biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, một lượng lớn dữ liệu mà chúng ta tiêu thụ sẽ được truyền tải dưới dạng dữ liệu trực tuyến như phim và nhạc từ các nền tảng Netflix/Spotify, dữ liệu video từ cuộc gọi Zoom/ Teams, và các hình thức giải trí trực tuyến mới như đám mây gaming. Sự thay đổi này làm dẫn đến nhu cầu ngày càng cao về các giải pháp lưu trữ dữ liệu, đặc biệt là đối với việc cần truy cập ngay lập tức. Chính vì vậy, các công nghệ như Flash và ổ cứng SSD (Solid-state Device) sẽ trở nên phổ biến và được ưa chuộng.

Khám phá ưu điểm và nhược điểm của Điện toán đám mây

4. Đổi mới và Chuyển đổi trên nền tảng đám mây

Ngoài trí tuệ nhân tạo (AI), việc tích hợp công nghệ điện toán đám mây sẽ đóng vai trò như cánh cổng mở ra nhiều cuộc cách mạng công nghệ khác, bao gồm Internet of Things (IoT), blockchain và máy tính lượng tử. Nhờ tính linh hoạt và khả năng mở rộng, điện toán đám mây giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các dự án thử nghiệm với chi phí thấp, giúp đánh giá hiệu quả của công nghệ mới dễ dàng hơn.

5. Bảo mật điện toán đám mây

Đối mặt với mối đe dọa an ninh mạng ngày càng nghiêm trọng trong năm 2024, việc mã hóa, xác thực và khôi phục thảm họa đang trở thành các chức năng quan trọng trong các dịch vụ đám mây. Sự gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng của việc mất và ro rỉ dữ liệu đến từ sự phát triển của các hình thức tấn công mới như nâng cấp của trí tuệ nhân tạo (AI), kỹ thuật lừa đảo tinh vi. Điều này khiến các hệ thống thủ công, dựa vào nguồn lực con người dễ bị ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Do đó, nhà cung cấp đám mây và khách hàng đều sẵn sàng chi trả một khoản phí cao để đảm bảo an ninh và khả năng phục hồi cho hệ thống.

>>> Xem thêm dịch vụ Viettel Cloud Firewall

Cloud Security: Công nghệ đứng đầu bảo mật điện toán đám mây

6. Điện toán đám mây bền vững

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đều cam kết đồng hành cùng khách hàng của họ để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Amazon đã đặt mục tiêu “Net-zero emissions” vào năm 2040, trong khi đó Microsoft đã hứa hẹn đạt mục tiêu bền vững này từ 10 năm trước đó. Ngoài ra, Google cùng những đối tác khác, đã thể hiện ý định ứng dụng 100% năng lượng từ các nguồn tái tạo để sử dụng trong hoạt động của họ. Mặc dù việc thực hiện những mục tiêu này vẫn đang trong quá trình triển khai, xu hướng sử dụng điện toán đám mây bền vững sẽ tăng mạnh đáng kể trong năm 2024.

7. Đơn giản hóa Điện toán đám mây

Sự xuất hiện của các công cụ low-code/no-code đang mang lại khả năng phát triển ứng dụng cho những người không có chuyên môn về nền tảng kỹ thuật. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng đang sử dụng giao diện kéo thả và công cụ ngôn ngữ tự nhiên để đơn giản hóa việc quản lý đám mây. Xu hướng này đang giúp điện toán đám mây trở nên dễ dàng tiếp cận hơn với mọi người.

8. Quyền riêng tư trong điện toán đám mây

Quyền riêng tư trên hạ tầng điện toán đám mây liên quan đến sự phát triển liên tục của các giải pháp công nghệ, quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi ích của điện toán đám mây mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu của khách hàng. Việc sử dụng các dịch vụ này thường liên quan đến truyền tải dữ liệu cho bên thứ ba, thường là nhà cung cấp dịch vụ đám mây, nên giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư trong quá trình này sẽ tiếp tục là một điểm quan trọng trong lĩnh vực điện toán đám mây năm 2024.

9. Đám mây serverless và Pay-as-you-go

Mô hình không máy chủ trong điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động cốt lõi mà không cần phải lo lắng về việc quản lý máy chủ. Khác với dịch vụ đám mây truyền thống, chi phí được tính dựa trên số lượng máy chủ để lưu trữ cơ sở hạ tầng, mô hình Serverless cho phép doanh nghiệp chỉ trả chi phí cho các tài nguyên mà họ thực sự sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất bằng cách loại bỏ chi phí máy chủ trong những khoảng thời gian không hoạt động và phân phối thời gian của họ một cách hiệu quả hơn.

Giới thiệu về chức năng của AWS Lambda - SDSRV.ai

10. Điện toán biên

Điện toán biên, một mô hình được liên kết với đám mây, là công nghệ xử lý thông tin ở gần nơi thông tin được thu thập ban đầu. Ví dụ: hãy xem xét máy theo dõi nhịp tim cho một thiết bị đeo tay để phát hiện chứng rối loạn nhịp tim. Việc truyền tất cả dữ liệu đã thu thập, đa phần là dữ liệu nhịp tim “bình thường” lên đám mây để phân tích và sau đó chuyển kết quả lại cho người dùng, điều này sẽ không hiệu quả về mặt sử dụng băng thông. Thay vào đó, phân tích dữ liệu trực tiếp trên thiết bị không chỉ giúp loại bỏ chi phí không cần thiết này mà còn giúp cảnh báo người dùng nhanh hơn trong trường hợp phát hiện dữ liệu bất thường.

Vào năm 2024, các bộ xử lý nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng, kết hợp thuật toán tiết kiệm bộ nhớ xuất hiện ngày càng nhiều và cùng với đó, các mạng tiên tiến như 5G đã đóng góp vào sự tăng cường khả năng sử dụng của điện toán biên cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Lời cuối

Năm 2024, xu hướng công nghệ đám mây đang chứng kiến sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), tính linh hoạt của Hybrid/multi cloud, điện toán biên với khả năng xử lý dữ liệu thời gian thực, bảo mật toàn diện. Những xu hướng này đang tạo nên sự chuyển đổi lớn hướng tới một tương lai với khả năng thích ứng kỹ thuật số và kết nối liền mạch.

>>> Xem thêm về dịch vụ Viettel Cloud Server

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Mr. Tống Anh Sơn  - Mobile: 036.965.7724 (SĐT, Zalo, Telegram, Viber, Whatsapp)

Email: sonta@viettelidc.com.vn/sonta5@viettel.com.vn

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/son-tong/

Website: https://viettel-idc.com.vn/ 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nhắn Zalo
Nhắn Zalo
Nhận ưu đãi
(+84) 36 965 7724
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây